Tụ huyết trùng có nguy hiểm không? Cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng Update 11/2024

Tụ huyết trùng có nguy hiểm không? Cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng có nguy hiểm không? Cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng. Tụ huyết trùng còn được biết đến là bệnh toi gà. Bệnh này khiến anh em kể cả lão làng cũng cực kì dè chừng. Để gà chọi phát triển khỏe mạnh, anh em chăm gà nên bổ sung kiến thức về cách phòng và cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng của trực tiếp đá gà thomo ngay dưới đây.

Tụ huyết trùng có nguy hiểm không? Cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng có nguy hiểm không? Cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng ở gà là có nguy hiểm không?

Tụ huyết trùng ở gà chọi là bệnh rất nguy hiểm. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỉ lệ lây lan và tử vong cao. Bệnh xuất hiện ở gia cầm ở thể nhiễm trùng huyết. Nó đặc trưng bởi hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da. Màng niêm mạc và gan hoại tử.

Nếu bệnh phát sinh từ đàn gia cầm thì sau 3 tuần tuổi trở lên tỉ lệ mắc bệnh sẽ thấp. Còn nếu dịch lây lan từ ngoài vào thì sẽ gây bệnh ở mọi lứa tuổi của gà. Mức độ lây lan của bệnh tụ huyết trùng của bệnh trong đàn rất nhanh.

Gà chọi bị tụ huyết trùng nguyên nhân do đâu?

Vi khuẩn Pasteurella multocida chính là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi. Vi khuẩn này phát triển mạnh mẽ, chuồng trại vệ sinh kém, thức ăn ẩm mốc, ôi thiu. Hoặc do tác động việc thay đổi môi trường sống cũng dễ khiến gà chọi bị tụ huyết trùng.

Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa khi môi trường cực đoan, thay đổi liên tục, đột ngột.

Ngoài ra, bệnh còn có thể được lây qua đường miệng, xâm nhập vào cơ thể của gà qua đường hô hấp, tiêu hóa. Mầm bệnh này còn có thể tồn tại trong không khí, thức ăn, nước uống.

Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng

Hầu hết bệnh tụ huyết trùng có triệu chứng không rõ ràng. Chính bởi vậy mà nó nên gây nhiều cái chết đột ngột, vô cớ cho đàn gia cầm. Để điều trị dứt điểm được tụ huyết trùng ở gà, anh em cần biết được nguyên nhân cũng như nắm được triệu chứng. Thông thường, căn bệnh này được chia làm 3 thể: thể rất cấp tính, thể cấp tính, thể mãn tính.

Thể rất cấp tính:

Ở thể này, gà không có biểu hiện cũng như triệu chứng rõ ràng. Nó sẽ chết đột ngột, không rõ nguyên nhân. Đôi khi chỉ thấy chúng ủ rũ rồi lăn ra chết sau 1 – 2 tiếng. Có những trường hợp gà đang ăn tự dưng lăn đùng ra chết.

Thể cấp tính:

Ở thể cấp tính, gà có những biểu hiện chung như:

  • Gà chán ăn, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp hoặc ủ rũ
  • Quan sát thấy gà thở khò khè, miệng có nhớt màu đục
  • Phân loãng, có màu nhạt chuyển dần sang xanh sẫm hoặc đỏ tươi
  • Khi mổ thấy gà bị xung huyết dưới da và các phần nội tạng như: tim, phổi, xoang bụng, niêm mạc ruột. Gan bị sưng và xuất hiện nhiều nốt hoại tử
  • Các cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột đều có dịch nhầy

Thể mãn tính:

Anh em có thể tham khảo vài triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng thể mãn tính dưới đây:

  • Gà bị tiêu chảy kéo dài, sưng tấy các khớp
  • Nếu gà đang trong giai đoạn cho trứng thì khả năng cho trứng kém
  • Gà gầy, ốm yếu, chân đứng không vững
  • Mổ gà sẽ thấy tình trạng gan sưng, bề mặt gan có nhiều nốt hoại tử màu vàng nhạt hoặc trắng xám. Các nốt này sẽ xuất hiện dày đặc thành từng đám
Cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng
Cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng

Hướng dẫn cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng

Nếu thấy gà có biểu hiện bị tụ huyết trùng, anh em cần tham khảo cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng này nhé!

Đầu tiên, nếu thấy gà có triệu chứng tụ huyết trùng, anh em cần vệ sinh khử trùng chuồng trại trước.

Sau đó sử dụng thuốc đặc trị tụ huyết trùng. Có 4 loại phổ biến được anh em rất ưu ái là: Cosumix Plus, Dufamox-G 150/40 Inj, Doxycol 10/50, Enrodem 10%. Anh em có thể lựa chọn 1trong 4 loại này để dùng cho gà. (Liều lượng dùng theo hướng dẫn của NSX)

Anh em có thể cho gà sử dụng men tiêu hóa, nước điện giải cũng như bổ sung thêm các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho gà. Nhất là bổ sung vitamin K để chống xuất huyết. Anh em cho gà sử dụng liên tục đến khi khỏi bệnh.

Một số cách phòng ngừa tụ huyết trùng ở gà chọi

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là cách phòng ngừa đầu tiên cần thiết để chống tụ huyết trùng ở gà chọi. Anh em tăng cường vệ sinh chuồng trại định kì mỗi tuần. Ngoài ra, cần phải làm sạch máng ăn, máng uống của gà. Phải luôn đảm bảo nguồn thức ăn cũng như nước uống cho đàn gia cầm.

Bên cạnh đó, anh em cần tăng sức đề kháng cho gà bằng vitamin B Complex-C 5g/ kg thức ăn hoặc Electrolyte 1g/ 2 lít nước uống để tăng sức đề kháng cho gà. Bổ sung men tiêu hóa giúp gà ăn tốt và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Và nhất định phải tiêm vacxin phòng ngừa tụ huyết trùng cho gà. Loại vacxin phòng tụ huyết trùng thường sử dụng tiêm cho gà trên 25 ngày tuổi. Anh em có thể tham khảo để tiêm cho gà của mình.

Lời kết:

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một bệnh cực kì nguy hiểm. Chính bởi vậy, để phòng trường hợp xấu nhất xảy ra với gà của mình, anh em nhất định phải biết cách phòng chống bệnh cho gà. Phòng chống bệnh để đảm bảo gà chọi phát triển khỏe mạnh nhất. Anh em tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm nuôi gà khác ở mục cách nuôi gà đá của tructiepdagathomo.net.