Gà bị cầu trùng chữa trị như thế nào hiệu quả nhất Update 10/2024

Gà bị cầu trùng chữa trị như thế nào hiệu quả nhất

Gà bị cầu trùng chữa trị như thế nào hiệu quả nhất. Bệnh cầu trùng ở gà có tỉ lệ mắc rất cao, nhất là với mô hình nuôi gà chăn thả. Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị gà bị cầu trùng như thế nào ở bài viết của trực tiếp đá gà thomo dưới đây nhé.

Gà bị cầu trùng chữa trị như thế nào hiệu quả nhất
Gà bị cầu trùng chữa trị như thế nào hiệu quả nhất

Bệnh cầu trùng ở gà là bệnh gì?

Bệnh cầu trùng ở gà là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm rất nguy hiểm. Bệnh do loại ký sinh trùng đơn bào gây ra. Mặc dù tỉ lệ gà chết thấp nhưng lại gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế, khiến gà còi cọc, chậm lớn. Gà mắc cầu trùng còn bị giảm sức đề kháng khiến cho căn bệnh có thể bùng phát. Tỉ lệ chất trung bình ở gà khoảng 20 – 30%.

Bệnh chủ yếu do Eimeria tenella ký sinh ở mang tràng, ruột già và dạng Eimeria necatrix ký sinh ở thành ruột non.

Gà bị cầu trùng có lây hay không?

Gà bị cầu trùng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và tốc độ lây lan của chúng cực kỳ nhanh. Những con gà mắc cầu trùng hoặc gà khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang trùng có thể là nguồn gốc gây bệnh. Trong quá trình thải phân ra nền chuồng gà không bị bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ dễ mắc bệnh.

Đặc biệt là trong giai đoạn gà được từ 2 – 8 tuần tuổi. Bệnh cầu trùng ở gà có tỉ lệ mắc cao ở mọi hình thức chăn nuôi. Tuy nhiên, hình thức chăn thả khiến gà dễ mắc cầu trùng nhất.

Biểu hiện, triệu chứng ở bệnh cầu trùng ở gà

Triệu chứng rõ nhất ở bệnh cầu trùng ở gà chính là hiện tượng bỏ ăn, khát nước, gà đi loạng choạng.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, bệnh cầu trùng ở gà được chia là 3 thể:

Ở thể cấp tính

  • Gà chán ăn, bỏ ăn, người mệt mỏi, gà luôn trong trạng thái khát nước
  • Khó khăn khi di chuyển, vận động
  • Gà đi ngoài phân có bọt màu nâu đỏ hoặc vàng, sau chuyển sang phân lẫn máu. Thậm chí có trường hợp gà đi ngoài phân toàn máu
  • Gà thiếu sức sống, trông không hoạt bá, nhanh nhẹn
  • Sai vài ngày, gà có biểu hiện co giật. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể tỉ lệ chất lên đến 70 – 80%.

Ở thể mãn tính

  • Gà đi ngoài phân sống hoặc ỉa chảy, lâu dần dẫn tới hiện tượng phân có màu đen lẫn trong máu
  • Gà ủ rũ, xù koong, khó khăn khi đi lại
  • Gà bị còi cọc, chậm lớn do niêm mạc ruột bị hư hại nặng, do đó quá trình trao đổi, hấp thu thức ăn khó khăn

Ở thể mang trùng

Đây còn được gọi là thể ẩn bệnh, là khi bệnh đã khá phức tạp thường gặp ở gà trưởng thành và đang đẻ trứng. Gà mắc bệnh vẫn ăn khỏe, uống tốt, không tiêu chảy hoặc bị rất ít. Tuy nhiên, thể mang trùng có tác hại to lớn nhất chính là giảm tỉ lệ trứng lên đến 15 – 20%. Đây cũng là lý do mà anh em không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh nếu gà ở thể mang trùng.

Bệnh tích ở gà khi bị cầu trùng

Bệnh tích ở gà khi bị cầu trùng
Bệnh tích ở gà khi bị cầu trùng

Bệnh tích cầu trùng ở gà vô cùng điển hình nhất là ở ruột non và manh tràng.

  • Ruột non của gà bị sưng to bất thường, nhất là ở đoạn tá tràng. Bên cạnh đó, thành ruột dày cộm lên có những đốm trắng. Đặc biệt, ruột gà bị trương to, trong ruột chứa chất nhầy có mùi khó chịu. Vách ruột rất dễ bị vỡ. Nếu quan sát bề niêm mạc trong ruột thì anh em sẽ thấy có nhiều chấm trắng đỏ quanh mang tràng, tá tràng có nhiều màu đỏ sẫm.
  • Manh tràng của gà bị mắc cầu trùng cũng thường sưng rất to. Có xuất hiện tình trạng xuất huyết và đầy máu. Nếu như gà bị mắc bệnh nặng sẽ dẫn đến hoại tử manh tràng thành từng mảng đen.

Cách điều trị gà bị cầu trùng hiệu quả

Để điều trị dứt điểm được bệnh cầu trùng ở gà đòi hỏi không chỉ kinh nghiệm mà còn cách thức sử dụng thuốc uống hợp lý.

Khi phát hiện gà có dấu hiệu bị cầu trùng, anh em nên cho gà uống một trong các loại thuốc sau:

Buổi sáng:

  • COXMAX @: liều 1ml/ 5 lít nước cho gà uống liên tục từ 3 – 5 ngày
  • Đặc trị cầu trùng: 1g/5kg trọng lượng của gà sử dụng liên tục 3 – 5 ngày
  • G-COC K3: 1g/7kg trọng lượng của gà sử dụng liên tục 3 – 5 ngày
  • SULFA-TRIME 408: 1ml/30 – 50kg trọng lượng của gà sử dụng liên tục 3 – 5 ngày

Buổi chiều: Sử dụng BMD 500 trộn vào thức ăn cho gà liều 1g/40kg.

Để nâng cao sức đề kháng cho gà, anh em cần bổ sung cho gà thêm vitamin K+ và chất điện giải thường xuyên. Vừa giúp gà nhanh khỏi bệnh, vừa giúp tăng đề kháng cho gà khỏe mạnh.

Lời kết: Bệnh cầu trùng ở gà mặc dù phổ biến và có tính chất lây lan nhanh nhưng không phải không có cách điều trị. Bệnh sẽ khỏi hẳn nếu được anh em phát hiện kịp thời và chữa trị đúng phương pháp. Hi vọng bài viết này sẽ giúp anh em áp dụng thành công trên gà của mình. Tham khảo thêm nhiều bài viết chia sẻ về gà tại mục cách nuôi gà đá của tructiepdagathomo.net.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *