Cách cắt lông gà chọi siêu đẹp, an toàn nhất cho gà chọi Update 12/2024

Cách cắt lông gà chọi siêu đẹp, an toàn nhất cho gà chọi

Cách cắt lông gà chọi siêu đẹp, an toàn nhất cho gà chọi. Cắt lông gà chọi tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không chú ý và cần đến một chút kinh nghiệm thì rất dễ “toang”. Tùy vào mục đích, từng loại gà đá mà việc cắt tỉa lông cũng có những cách khác nhau. Giờ thì mời anh em cùng trực tiếp đá gà thomo học kinh nghiệm cách cắt lông gà chọi đẹp, chuyên nghiệp ngay dưới đây nhé.

Cách cắt lông gà chọi siêu đẹp, an toàn nhất cho gà chọi
Cách cắt lông gà chọi siêu đẹp, an toàn nhất cho gà chọi

Mục đích của việc cắt tỉa lông gà chọi

Nhiều người cho rằng việc cắt tỉa lông các chiến kê là để giảm bớt sự nóng bức. Tuy nhiên, quan niệm này là không chính xác. Bởi lớp lông bên ngoài như lớp áo giáo có thể giúp gà tự điều chỉnh được thân nhiệt. Do vậy, việc cắt tỉa lông để chúng trở nên mát mẻ hơn là không đúng.

Cắt tỉa lông gà chọi sẽ giúp gà ra lông, thay lông đồng đều, tránh việc rụng trước, rụng sau làm mất thẩm mỹ. Nó sẽ giúp khoe được đường nét cân đối, khỏe khoắn của các chiến kê. Việc cắt tỉa lông còn thích hợp dành cho những chú gà cảnh, những chú gà đá cần vẻ ngoài đẹp, ấn tượng. Ngoài ra, việc tỉa lông đúng thời điểm còn là cách giúp chiến kê thuận tiện trong giao chiến hơn nữa đó. Nhất là đối với gà đòn, càng ít lông càng tốt bởi như vậy sẽ khiến đối thủ không mổ cắp được lông.

3 bước hướng dẫn cách cắt lông gà chọi chuẩn đẹp

Gà đủ tuổi, lông mọc nhiều chúng ta cần tiến hành cắt tỉa lông. Song, tùy từng dòng gà, là dòng gà chọi hay gà đá cựa sắt mà lại có cách cắt tỉa lông khác nhau. Bạn cần phân biệt, chú ý không nhầm lẫn để tránh lại hư hại gà của mình.

Với dòng gà chọi, việc cắt lông định kỳ là vô cùng cần thiết. Gà chọi đòn hay gà đá cựa đều cần cắt tỉa lông. Nó sẽ đảm bảo gà tham chiến một cách hiệu quả nhất. Trong đó, các vị trí quan trọng cần được cắt tỉa lông đó là: lông đùi, lông đầu cổ, bụng dưới, lườn và ngực.

Bước 1: Cắt phần lông đầu cổ

Kỹ thuật cắt lông đầu cổ có lẽ quan trọng nhất và cũng mất thời gian nhất. Cắt lông đầu cổ để om bóp vào nghệ cho gà. Đây cũng là phần lông cần loại bỏ để gà đối thủ không nắm hay túm nhổ được. Đặc biệt cần lưu ý khi xử lý cắt lông vùng đầu cổ là:

  • Nên cắt sát chân lông (sau đó quá trình om bóp sẽ khiến chúng tự rụng)
  • Không nên nhổ từng cái một bởi như vậy sẽ gây đau đơn cho gà

Bước 2: Cắt tỉa phần lông đùi

Phần lông đùi cũng nên tỉa tót, cắt bỏ. Bạn nên cắt từ phần cổ đùi đến trên đầu gối một chút. Đây là cách giúp đảm bảo phần đầu gối của gà luôn ổn định và không bị mất gân. Trong quá trình cắt sau khi om bóp, phần lông này sẽ tự rụng dần và không (hoặc ít) mọc lại.

Bước 3: Cắt tỉa phần bụng dưới và lườn

Phần da dưới bụng và lườn thường dày và đỏ hơn. Đây là phần mà chúng ta cần vị trí rộng để om bóp thuốc thấm sau vào bên trong của gà. Phần bụng dưới sẽ giúp giữ ấm và ẩm cho gà khi cần thiết.

Với 3 bước trên đây là bạn đã hoàn thành các bước cắt lông gà chọi đòn mà bạn cần lưu ý.

Còn đối với gà đá cựa sắt hoặc gà cảnh, việc cắt tỉa lông dài chỉ giúp chúng bớt rườm rà. Đôi khi chính bộ lông ấy còn giúp chúng tránh được những pha đâm cựa, chém cựa của gà đối thủ. Đặc biệt là phần cánh và lông đuôi, bạn không nên tỉa đi.

Cắt tỉa lông gà chọi
Cắt tỉa lông gà chọi

Vài lưu ý khi tỉa lông gà chọi được dân sành gà mách

Gà chọi nuôi mấy tháng thì nên tỉa lông

Gà chọi sẽ hoàn thành việc thay lông từ khi 1 tuổi (tức là được 12 tháng nuôi). Lúc này bạn sẽ thấy gà chọi nhìn rất có nét với bộ lông mượt mà, bóng bẩy. Đây cũng chính là thời điểm thích hợp để cắt, tỉa lông gà chọi đẹp nhất.

Trong quá trình cắt tỉa lông cho gà chọi cần lưu ý

Nếu gà sức khỏe yếu thì không nên cắt tỉa lông cho gà. Bởi cắt tỉa lông sẽ làm chúng mất đi lớp áo bảo vệ khiến gà yếu hơn.

Trong quá trình cắt tỉa lông gà chọi, sư kê không nên cắt quá ngắn. Nhất là vào các vị trí quan trọng như lông cánh, lông đuôi còn chiến kê.

Lông ống, lông máu cũng cần được chú ý và phân biệt. Lông máu khi cắt tỉa rất dễ khiến chảy máu cho gà. Những lông này còn phát triển và dài ra được nên bạn nên để lại.

Lời kết: Cắt tỉa lông là một phần không thể thiếu trong kĩ thuật nuôi và chăm sóc chiến kê. Mong rằng những thông tin mình chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc gà chọi chuẩn đẹp. Theo dõi thêm nhiều bài viết chia sẻ về gà đá tại mục cách nuôi gà đá của tructiepdagathomo.net.