Gà bị sưng phù đầu nguy hiểm không, cách phòng và chữa bệnh? Update 10/2024

Gà bị sưng phù đầu nguy hiểm không, cách phòng và chữa bệnh?

Gà bị sưng phù đầu nguy hiểm không, cách phòng và chữa bệnh?. Sưng đầu gà là bệnh mắc phổ biến ở gà chọi. Với các anh em mới, chưa có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi đây có thể sẽ là bệnh hơi ngang giải. Gà bị sưng phù đầu có nguy hiểm không? Bệnh này có biểu hiện như thế nào, cách chữa sưng phù đầu ra sao, cùng tìm hiểu trong bài viết của trực tiếp đá gà thomo ở dưới đây nhé.

Gà bị sưng phù đầu nguy hiểm không, cách phòng và chữa bệnh?
Gà bị sưng phù đầu nguy hiểm không, cách phòng và chữa bệnh?

Bệnh sưng phù đầu là bệnh truyền nhiễm

Bệnh sưng phù đầu ở gà chọn còn được biết đến là bệnh viêm mũi truyền nhiễm Coryza. Bệnh này do vi khuẩn Haemophillus paragallinarum gât ra ở mọi lứa tuổi gà. Nhất là giai đoạn gà con từ 4 tuần tuổi trở nên.

Bệnh sưng phù đầ gà chọi có thể lây lan qua rất nhiều đường. Khi trực tiếp, khi gián tiếp nhưng bệnh sẽ truyền nhiễm qua các đường sau:

  • Bệnh lây nhiễm từ gà bị bệnh sang gà khỏe mạnh. Do đàn mới được nhập hoặc di chuyển đàn tới nơi khác đã có mầm bệnh trước đó nên rất dễ lây bệnh.
  • Bệnh có thể bị lây nhiễm qua môi trường chuồng trại, qua chất thải đã nhiễm mầm bệnh
  • Hoặc cũng có thể bệnh lây nhiễm qua đường không khí, khi gà khỏe mạnh hít phải mầm bệnh
  • Bên cạnh đó, gà cũng có thể bị nhiễm bệnh qua đường thức ăn, nước uống. Gà nhiễm bệnh bị chảy dịch viêm mũi vào thức ăn, nước uống cũng là nguồn bệnh lây sang gà khỏe mạnh.

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh sưng đầu gà

Với gà bị sưng đầu gà, sẽ có những triệu chứng đặc trưng như: chảy nước mũi, hen khò khè, mặt phù thũng, sưng đầu.

Các triệu chứng này thường kéo dài từ 1 – 2 tuần. Thông thường, với gà bắt đầu mắc bệnh sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 – 10 ngày và có các triệu chứng như:

  • Gà bị sưng phù đầu và mặt
  • Gà bị viêm mũi chảy dịch. Lúc đầu dịch này trong sau đó chuyển đặc và đóng cục như mủ trắng. Nếu anh em ấn tay vào thấy cứng và 2 bên mũi phình to thì đây là dấu hiệu của bệnh sưng đầu gà rồi!
  • Gà bị khò khè, khó thở, khi thở phải mở miệng ra thở.
  • Mắt gà có dấu hiệu bị viêm kết mạc. Hai mí mắt không mở được ra hoặc chỉ mở được một phần. Chính bởi vậy mà gà khó ăn uống được dẫn đến tử vong.

Bệnh sưng đầu gà ở gà chọi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhưng tỉ lệ tử vong ở gà rất thấp tầm 5 – 10%. Tuy nhiên, nếu bệnh kèm theo đó là một vài triệu chứng của các tác nhân gây bệnh khác như: đậu gà, tụ huyết trùng thì bệnh đang trầm trọng hơn. Nếu như nhiễm thêm các bệnh này tỉ lệ chết ở gà có thể lên đến 35 –   40%.

Gà bị sưng phù đầu chữa trị như thế nào?

Gà bị sưng phù đầu chữa trị như thế nào?
Gà bị sưng phù đầu chữa trị như thế nào?

Sử dụng thuốc kháng sinh viên chữa sưng phù đầu

Gà bị sưng phù đầu do vi khuẩn gây ra. Chính bởi vậy mà việc dùng kháng sinh trong điều trị là rất cần thiết. Anh em có thể lựa chọn các loại kháng sinh như: Ampicillin, Stretomycin, kanamycin, Neomycin, Spiramycin, Tylosin… để chữa trị cho gà.

Anh em lựa chọn thuốc rồi pha với nước uống hoặc nghiền nhỏ trộn cùng thức ăn để cho gà uống. Thời gian điều trị bệnh tốt nhất là khoảng từ 5 – 7 ngày. Sau khi gà hồi phục, anh em ngừng sử dụng kháng sinh và sử dụng men probiotic để gà nhanh chóng phục hồi hệ đường ruột.

Sử dụng thuốc tiêm kháng sinh Norfloxilin

Thuốc tiêm Norfloxilin hoạt dộng bàng cách ngăn chặn sử tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Anh em sử dụng thuốc tiêm bắp hoặc tiêm dưới da liên tục trong 5 ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bên cạnh tiêm thuốc, anh em nên kết hợp cho uống Tera-colivit với liều lượng 2g/lít để phòng các tác nhân gây bệnh kế phát. Nó cũng giúp kích thích tăng trọng, tăng sản lượng trứng và tăng tỉ lệ trứng có phôi.

Phòng bệnh sưng phù đầu gà ở gà chọi

Tiêm vacxin phòng bệnh là điều đầu tiên giúp ngừa sưng phù đầu ở gà chọi. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vacxin chống phù đầu. Có thể kể đến như Haemovac, Ariffa-RII ngừa sưng phù đầu. Hoặc OVC-4 ngừa 4 bẹnh viêm phế quản, dịch tả, hội chứng giảm đẻ và sưng phù đầu Coryza. Anh em có thể lựa chọn để tiêm cho đàn gà của mình.

Để phòng sưng đầu gà ở gà chọi, anh em cần đặc biệt chú ý cần vệ sinh chuồng trại đúng cách. Cần vệ sinh chuồng trại, khử trùng chuồng trại thường xuyên. Bên cạnh đó, cần phải vệ sinh máng ăn, khu vực phân thải của gà để phòng nguy cơ gà nhiễm bệnh.

Nếu gà có dấu hiệu bị sưng phù đầu, anh em phải tách đàn. Không được nuôi chung hoặc nhốt chung với gà khỏe mạnh để hạn chế tình trạng lây lan.

Ngoài ra, anh em cần bổ sung Vita-electroytes (Navetco) cho gà uống theo chỉ định của NSX để giúp tăng sức đề kháng. Và Terramycin trứng để tăng năng suất cho gia cầm.

Lời kết:

Bệnh gà bị sưng phù đầu sẽ rất nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời. Chính bởi vậy, để phòng ngừa thấp nhất tình trạng sưng đầu gà chọi, anh em cần theo dõi sát sao chiến kê và áp dụng phương thức chữa trị hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *